Luật thi đấu Taekwondo
MỘT SỐ ĐIỀU SỬA ĐỔI TRONG LUẬT THI ĐẤU
I - KÍCH THƯỚC KHU VỰC THI ĐẤU
1. Khu vực 12m x 12m được gọi là khu vực thi đấu, đường
mép lề bao xung quanh khu vực thi đấu có chiều rộng 1m
có mầu khác với mầu trong khu vực 10m x 10m được gọi là
khu vực chú ý. Các vận động viên trong quá trình thi đấu
được phép sử dụng toàn bộ khu vực thi đấu. (12m x 12m)
để thực hiện các kỹ thuật nhưng không được phép vượt qua
đường biên 12m.
GHI CHÚ: Trong thời gian thi đấu nếu VĐV vượt khỏi đường
biên 12m (di chuyển ra ngoài khu vực thi đấu) CĐV đó sẽ
bị trọng tài sử phạt Kyong go ngay mà không cần nhắc
nhở. Trường hợp cả 2 VĐV cùng di chuyển ra ngoài khu vực
thi đấu (12m) trọng tài điều khiển sẽ xem xét và tiến
hành xử phạt Kyong go đối với VĐV ra ngoài đầu tiên,
ngay cả trường hợp VĐV đó vô tình hoặc thậm chí do trao
đổi đòn cũng bị xử phạt.
+ Sự khác biệt giữa khu vực thi đấu và khu vực chú ý
được xác định bởi sự khác nhau về mầu sắc của 2 khu vực
trên bề mặt thảm.
+ Đường phân cách giữa khu vực thi đấu và khu vực chú ý
được gọi là đường chú ý.
+ Đường bao xung quanh khu vực thi đấu 12m x 12m được
gọi là đường báo động.
II - THỜI GIAN THI ĐẤU
1. Đối với hạng cân nam: Thời gian thi đấu sẽ tiến hành
trong 3 hiệp x 3 phút giữa mỗi hiệp nghĩ 1 phút.
2. Đối với các hạng cân nữ và các giải trẻ: Thời gian
thi đấu sẽ tiến hành trong 3 hiệp x 2 phút nghĩ giữa
hiệp 1 phút.
Tuy nhiên nếu được sự đồng ý của WTF thời gian thi đấu
của các hạng cân nam có thể rút ngắn lại với 3 hiệp x 2
phút nghĩ giữa hiệp 1 phút.
III - CÂN VẬN ĐỘNG VIÊN
+ Cân VĐV sẽ hoàn tất trước khi thi đấu 1 ngày.
+ Trong thời gian cân VĐV nam được phép mặt lót; VĐV nữ
mặt quần áo mỏng ngắn.
+ Cân VĐV sẽ được tiến hành 1 lần, tuy nhiên VĐV có thể
cân thêm lần nữa nếu lần đầu không đủ tiêu chuẩn nhưng
phải trong thời gian quy định.
Ghi Chú:
+ VĐV thi đấu trong ngày là VĐV đã được xác định dựa
theo danh sách các VĐV thi đấu theo chương trình thi đấu
hàng ngày của BTC.
+ Một ngày trước khi thi đấu: Thời gian cân chính thức
sẽ được quyết định bởi BTC và sẽ thông báo cho các đoàn
tham dự trong cuộc họp trưởng đoàn. Thời gian cân tối đa
là 2 tiếng đồng hồ.
IV - CÁC KỸ THUẬT VÀ KHU VỰC ĐƯỢC PHÉP TẤN CÔNG:
1. Các kỹ thuật hợp lệ:
1.1 Kỹ thuật đấm: Sử dụng phần trước ngón đấm giữ và
ngón trỏ của nắm đấm chặt.
Đòn đấm sẽ được công nhận điểm dực theo 5 tiêu chuẩn
sau:
+Đòn đấm đúng kỹ thuật quy định.
+Khi thực hiện đòn kỹ thuật đấm thế tấn phải chính xác
(Apkupi hoặc Apsoghi)
+Chính xác vào vùng chấn thuỷ (Phần giữa thân người)
+Có lực mạnh
+Thực hiện kỹ thuật trong tư thế chủ động tấn công hoặc
phản công.
1.2 Kỹ thuật chân: Được sử dụng các phần của bàn chân từ
mắt cá chân trở xuống, các đòn đá sử dụng các phần trên
mắt cá chân sẽ không được chấm nhận.
2. Khu vực ghi điểm hợp lệ:
2.1 Phần thân người: bao gồm toàn bộ phần có áo giáp bảo
vệ được phép sử dụng các kỹ thuật đấm và kỹ thuật chân
được coi là hợp lệ. Tuy nhiên các đòn tấn công không
được phép thực hiện ở phần cột sống sau lưng không có áo
giáp bảo vệ.
Ghi chú:
+ Áo giáp bảo vệ chỉ có một mầu, toàn bộ phần có áo giáp
bảo vệ đều là vùng ghi điểm hợp lệ
+ Vai là phần được phép tấn công nhưng không có điểm.
2.2 Phần mặt: bao gồm toàn bộ phần đầu (kể cả đỉnh đầu
và 2 tai) được phép tấn công bằng kỹ thuật chân, tuy
nhiên không được phép tấn công vào phần gáy.
V - ĐIỂM ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Điểm sẽ được công nhân khi thực hiện một kỹ thuật hợp
lệ, chính xác và mạnh vào khu vực ghi điểm hợp lệ.
Ghi chú:
a./ Kỹ thuật hợp lê:
- Kỹ thuật chân: Sử dụng đòn kỹ thuật từ mắt cá chân trở
xuống
- Kỹ thuật tay: Sử dụng phần mặt trước của nắm đấm chặt
(đấm thẳng)
b./ Chính xác:
- Điểm tiếp xúc giữa kỹ thuật đòn đánh và khu vực ăn
điểm hợp lệ.
c./ Mạnh:
Thể hiện ở các mặt sau:
- Âm thanh của đòn đánh (các đòn sử dụng mu và lòng bàn
chân)
- Sực dịch chuyển của cơ thể do lực tác động của đò đánh
tuy không có âm thanh to nhưng lực tác động vào cơ thể
lớn (các đòn sử dụng gót chân, cạnh bàn chân, ức chân…)
Điểm được chia theo các mức độ sau:
Đòn tấn công vào khu vực ăn điểm hợp lệ ở thân người sẽ
được 1 điểm.
Đòn tấn công vào khu vực ăn điểm hợp lệ ở phần mặt sẽ
được 2 điểm.
Trong trường hợp VĐV bị Knock down và trọng tài đếm do
kết quả của một đòn đánh hợp lệ của đối phương vào khu
vực ăn điểm ở thân người và mặt sẽ được cộng thêm 1
điểm.
Ghi chú:
- Khi một VĐV bị Knock down, trước tiên trọng tài cần
kiểm tra toàn bộ tình trạng của VĐV đó, sau đó tiến hành
đếm số, khi trọng tài đếm đến 3 các giám định đồng loạt
bấm cho điểm.
- Trong trường hợp trọng tài đếm đến 3 mà giám định
không cho điểm hoặc không kịp cho điểm thì sau tiếng đếm
8 trọng tài điểu khiển sẽ cho dừng trận đấu và mời giám
định lại lấy ý kiến.
- Nếu 2/3 giám định đồng ý thì sẽ cho VĐV đó điểm theo
luật quy định.
- Nếu 2/3 giám định không đồng ý thì trọng tài sẽ phủ
nhận điểm đó bằng ký hiệu tay.
Các tiêu chuẩn được coi là Knock down- Khi 2 lòng bàn
chân của VĐV đó không chạm xuống mặt thảm
Các tiêu chuẩn được coi là (Stading down) choáng:
Khi VĐV bị loạng choạng, mất khả năng duy trì trên sàng
đấu do bị tác động của đòn đánh.
VI- ĐIỂM KHÔNG HỢP LỆ
Trọng tài giám định có quyền không cho điểm và trọng tài
điều khiển sẽ xử phạt ngay trong các tình huống sau:
- Phạm lỗi nặng trước khi ghi được điểm (đấm vào mặt đối
phương, ẩn đối phương làm đối phương mất thăng bằng…sau
đó ngay lập tức ghi điểm).
- Xử dụng các kỹ thuật không hợp lệ.
Trong các trường hợp trên, trọng tài điều khiển ngay lập
tức dừng trận đấu bằng khẩu lệnh (Kalyeo) sau đó ra ký
hiệu phủ nhận điểm (nếu đòn đó có điểm) và tiếp theo là
xử phạt VĐV đó theo mức độ thích hợp.
Trường hợp: VĐV ghi được điểm hợp lệ sau đó phạm lỗi như
tránh đòn đối phương (ngã, ôm …) điểm đó vẫn được công
nhận nhưng VĐV đó sẽ bị xử phạt.
VII- ĐIỂM VÀ CÔNG BỐ ĐIỂM
Trường hợp sử dụng phiếu chấm điểm (theo mẫu)
Điểm được công nhận khi có từ 2 giám định cho trở lên.Ä
Điểm cho ở các khu vực (phần thân, mặt) phải tách biệt
nhau không được phép bù trừ cho nhau.Ä
Trường hợp sử dụng máy chấm điểm điện tử:
Phần thân người giám định sử dụng ngón tay cái để bấm
điểm.Ä
Phần mặt được giám định sử dụng ngón tay trỏ để bấm.
VIII- CÁC LỖI VI PHẠM
1. Trọng tài sẽ tuyên bố hình thức xử phạt đối với các
lỗi vi phạm của VĐV
2. Trong trường hợp VĐV đồng thời vi phạm nhiều lỗi thì
trọng tài sẽ tuyên bố hình thức xử phạt theo lỗi vi phạm
nặng nhất.
3. Hình thức xử phạt chia làm 2 loại:
a. Phạt cảnh cáo (Kyong go)
b. Phạt trừ điểm (Gam jeom)
3.1 Phạt cảnh cáo Kyong go: được chia làm 2 loại
a./ Cản trở tiến trình trận đấu
Vượt đường biên 12mÄ
Ngã (kể cả trường hợp thực hiện kỹ thuật ngã…)Ä
Tránh thi đấu bằng cách quay lưng lại phía đối phương
(chạy 2 bước)Ä
Ghi chú: VĐV trong quá trình thi đấu phạm những lỗi
trên, trọng tài điều khiển sẽ phạt ngay mà không cần
nhắc nhở.
b./ Lỗi tư cách đạo đức:
Chụp, vồ đối phươngF
Ôm đối phươngF
Đẩy đối phương bằng tay hoặc thân mìnhF
Giả vờ bị thươngF
Húc hoặc tấn công bằng đầu gốiF
Tấn công vào hạ bộF
Giẫm đạp hoặc đá vào bất cứ phần nào của chân hoặc bàn
chân đốiF phương.
Đấm vào mặt đối phương bằng tay hoặc nắm đấm.F
VĐV hoặc HLV làm gián đoạn tiến trình trận đấuF
Tránh thi đấu.F
3.2 Phạt trừ điểm Gamjeom: được
chia làm 2 loại
a. Cản trở tiến trình trận đấu:
Ä Vật quăng ném đối phương (hành động này bao gồm các
động tác như quật, quặng, ném sau khi đã túm lấy đối
phương bằng tay hoặc chân)
Cố ý tấn công khi đối phương bị ngã và sau khẩu lệnh
Kalyeo.Ä
Cố tình tấn công vào mặt đối phương bằng tay hoặc nắm
đấm.Ä
b. Lỗi tư cách đạo đức:
Tự ý dừng trận đấu do bị xử phạt và có thái độ bất bình
về phía đối phương hoặc HLV.Ä
Khi một VĐV từ chối thi đấu, không tuân theo lệnh của
trọng tài, trọng tài có thể tuyên bố VĐV đó thua cuộc
sau thời gian 1 phút mà không cần phải đủ 3 điểm trừ.
Ghi chú:
Ä Trường hợp nhiều lỗi vi phạm xãy ra cùng một lúc (1
lỗi Kyong go và 1 lỗi Gamjeom) trọng tài sẽ tuyên bố lỗi
nặng nhất của VĐV đó. Trong trường hợp 2 lỗi có mức độ
như nhau, thì trọng tài có thể chọn 1 trong 2 để xử
phạt.
Ngã:Ä Trong trường hợp VĐV bị ngã do lỗi vi phạm của đối
phương trọng tài sẽ xử phạt VĐV gây lỗi vi phạm đó. Tuy
nhiên, nếu một VĐV đang thực hiện một kỹ thuật phản công
hay tấn công bị ngã thì trọng tài sẽ xử phạt Kyong go
ngay lập tức VĐV đó. Trong trường hợp cả 2 VĐV bị ngã,
người nào ngã trước sẽ bị xử phạt.
Khi cả 2 VĐV đứng sát vào nhau: cả 2 bên được phép dùng
nắm đấm để đẩy đối phương ra, nếu từ ngoài lao vào đẩy
sẽ bị xử phạt.Ä
Ä Trọng tài có thể sử dụng (Joo - eui) nhắc nhỡ trước
khi xử phạt.Kyong go những VĐV tối đa 2 lần trong một
hiệp đấu và trọng tài sẽ xử phạt Kyong go ngay lập tức
nếu VĐV đó tiếp tục mắc lỗi lần thứ 3.
Nếu trọng tài thấy lỗi vi phạm đó là cố tình trọng tài
có quyền xử phạt nay mà không cần nhắc nhỡ (Joo - eui)Ä
Cách xác định lỗi vi phạm cố tình đấm vào mặt đối
phương:
Đòn tấn công thực hiện cao hơn vai.Ä
Khi đòn đấm đó là đấm vòng và đấm móc.Ä
Ä Khi đòn đấm đó được thực hiện khi 2 VĐV đang ở gần
nhau, với mục đích gây chấn thương cho đối phương mà
không có sự trao đỗi đòn trước.
IX- QUYẾT ĐỊNH ƯU THẾ
Trường hợp 1: Trong trường hợp hoà điểm do bị trừ điểm,
người thắng cuộc sẽ là VĐV ghi được nhiều điểm hơn qua 3
hiệp đấu.
Trường hợp 2:
Trong trường hợp hoà điểm khác với trường hợp trên (cả 2
VĐV đều ghi được cùng một số điểm và bị trừ cùng một số
điểm) thì trọng tài sẽ căn cứ vào ưu thế 3 hiệp đấu để
quyết định VĐV thắng cuộc.
Ghi chú:
Cách xác định ưu thế trong một hiệp đấu:
Trường hợp có điểm: VĐV nào có nhiều điểm thực tế hơn
VĐV đó sẽ dành ưu thế trong hiệp đấu đó (1 – 0 điểm ưu
thế là 10 – 8).
Trong trường hợp hoà điểm VĐV nào bị trừ 1 điểm ( 1 lần
Gamjeom hoặc 2 lần Kyong go) sẽ mất ưu thế (“ -1” – 0
điểm ưu thế sẽ là 9 – 10)
Trong trường hợp hoà điểm VĐV nào đá được Knoc down đối
phương vào mặt sẽ được ưu thế (3 – 3 (2+1) thì điểm ưu
thế sẽ là 9 – 10.
Trong trường hợp hoà điểm khác với các trường hợp trên
trọng tài điều khiển sẽ căn cứ vào 4 yếu tố sau đây để
quyết định ưu thế trong hiệp đấu:
1.Dựa theo thế chủ động của VĐV đó
2.Nếu không thể xác định được VĐV nào chiếm ưu thế,
trọng tài có thể quyết định dựa trên số lần thực hiện kỹ
thuật.
3.Nếu không thể xác định được VĐV nào chiếm ưu thế,
trọng tài có thể quyết định dựa trên số lần thực hiện kỹ
thuật phức tạp.
4.Nếu không thể xác định được VĐV nào chiếm ưu thế,
trọng tài có thể quyết định dựa trên phong cách thi đấu
của VĐV.
Term Pronunciation Meaning
1. Chung t∫әŋ Blue
2. Hong hoŋ Red
3. Cha-ryeot T∫a riәt Attention
4. Kyeong-rye kiәŋ ne Bow
5. Joon-bi dЗun bi Ready
6. Shi-jak ∫I dЗak әStart
7.Kal-yeo kal jә Break
8. Keu-man K man Stop
9. Kye-sok ke sok Continue
10. Kye-shi ke ∫i Suspension of match due to injury
11. Shi-gan ∫i gan Suspension of match for other case
(s)
12. Kyong-go kjәŋ go Warning penalty
13. Gam-jeom gam dЗәm Deduction penalty
14. Chung Seung T∫әŋ sŋ Chung contestant Winnner
15. HongSeung hoŋ sŋ Hong contestant Winner
16. Ha-nah ha na One
17. Duhl dul Two
18. Seht set Three
19. Neht net Four
20. Da-seot da sәt Five
21.Yeo-seot jә sәt Six
22.Il-gop il gob Seven
23. Yeo-dul Jә dәl Eight
24. A-hop a hob Nine
25. Yeol jәl Ten
26. Hyu-sik hju sik Rest
Lê Cường (Sưu tầm)